Ngày nay, distortion là một phần không thể thiếu trong âm nhạc hiện đại – từ rock cổ điển, metal, punk cho đến những bản pop phá cách. Nhưng ít ai biết rằng hiệu ứng "bẩn bẩn", "gằn gằn" này lại khởi nguồn từ những tai nạn kỹ thuật, những chiếc amp hỏng, và cả sự nổi loạn trong sáng tạo.
Từ những năm 1950, khi các nghệ sĩ blues và rock ‘n’ roll bắt đầu đẩy thiết bị đến giới hạn, distortion ra đời như một cách… vô tình phá luật. Sau đó, nó trở thành biểu tượng của sự nổi loạn, tiếng nói khác biệt, và không ngừng tiến hoá cùng công nghệ và văn hoá đại chúng.
Nếu bạn từng thắc mắc:
- Ai là người đầu tiên tạo ra âm thanh distortion?
- Vì sao âm thanh “vỡ tiếng” lại được yêu thích đến thế?
- Và distortion đã đi từ tai nạn kỹ thuật trở thành một biểu tượng văn hoá như thế nào?
Bài viết này sẽ đưa bạn ngược dòng thời gian để khám phá toàn bộ hành trình của distortion – từ những chiếc amp vỡ tiếng cho đến các pedal hiện đại ngày nay.
Mở đầu
Giữa lúc mọi thứ trên đời đều có thể bị đem ra làm lại, tôi nghĩ có một điều mà tất cả chúng ta có thể đồng ý: tuyệt đối không nên làm lại Back to the Future. Tôi chẳng quan tâm họ có mời lại toàn bộ dàn diễn viên gốc, liệu David Bowie có đội mồ dậy để viết lại phần nhạc nền hay không, hay cậu bé trong Home Alone giờ đã thành ông chú kể chuyện cho con cháu sau ba mươi năm… Chúng ta vẫn không nên làm điều đó.
Xin phép trích lời Dr. Ian Malcolm:
Các nhà sản xuất đã bận bận lo liệu xem liệu mình có thể làm lại ‘Back to the Future’ hay không, mà không hề tự hỏi xem mình có nên làm hay không.
Đối với những ai đang phải thở vào túi giấy vì căng thẳng, đừng lo. Tôi khá chắc chắn bản remake này sẽ mãi không ngóc đầu dậy được. Thật là không thể tưởng tượng nổi.
Tuy nhiên, tôi nghĩ chúng ta có thể đồng ý thêm một điều nữa: distortion chính là hiệu ứng vĩ đại nhất từng được tạo ra cho electric guitar. Chẳng ai có thể phản bác điều đó (thành thật mà nói, nghe nhẹ nhõm hẳn).
Hôm nay tôi sẽ đưa bạn ngược dòng thời gian khoảng 70 năm về nguồn gốc của distortion, khám phá những câu chuyện đầu tiên. Rồi từ đó, chúng ta sẽ nhảy vọt qua các thập kỷ, vì công nghệ và hình thức của hiệu ứng này cũng thay đổi theo thời gian. Tôi thực sự hào hứng, bởi đây chính là nhịp đập của electric guitar.
Vậy tại sao hiệu ứng này lại quan trọng đến vậy?
Tôi sẽ bắt đầu từ khoảng năm 1950 và dẫn dắt chúng ta đến ngày nay qua những công nghệ khác nhau của distortion. Tôi sẽ không đề cập đến Tube Screamer hay overdrive pedal, vì đó là chủ đề cho một bài khác.
Những năm ’40 - '50
Điều đầu tiên chúng ta cần xem xét là một chiếc Fender Deluxe năm 1949. Người ta gọi nó là “TV front” vì mặt trước trông giống như chiếc TV cổ.
Năm 1951, guitarist của Howlin’ Wolf đã vặn căng một chiếc amp tương tự trong bài “How Many More Years”. Khi amp ở chế độ clean, âm thanh rất sạch sẽ, đúng như thiết kế, nhưng anh ấy đã vặn nó lên cao; nhiều người sợ vặn to, nhưng khi anh làm thế, âm thanh thật đã. Đó là một trong những tone distortion đầu tiên được ghi âm, và thực chất đạt được bằng cách overdriving các tube bên trong amp.
Chính việc anh ta vặn căng tube amp đã mở ra cánh cửa cho cả một thế giới guitar đầy điều “lạ”. Ví dụ, khoảng năm 1951, guitarist trong bản “Rocket 88” được cho là đã dùng một chiếc kim và đâm lỗ khắp loa, và anh ta nói đó chính là thứ tạo ra distortion trên bản thu. Một lời đồn khác kể rằng khi khiêng amp xuống xe, anh ta đã làm rơi nó và hỏng linh kiện bên trong. Cuối cùng thì thật giả thế nào, chả ai biết!
Tất nhiên, anh ấy không phải là guitarist duy nhất gắn liền với đủ loại lời đồn. Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về khoảnh khắc khám phá ra distortion xảy ra với The Kinks, khoảng năm 1964. Anh em Davies (Ray và Dave) thường cãi nhau nên có hai phiên bản khác nhau về chuyện này:
- Phiên bản 1: Ray nói anh đã dùng kim đan chọc lỗ loa.
- Phiên bản 2: Dave khăng khăng đó chỉ là chuyện bịa. Anh bảo Dave chỉ dùng dao rọc giấy cắt một lỗ trên loa, và chính lỗ đó mới tạo ra distortion.
Dù thật hư thế nào, khi bạn nghe “You Really Got Me”, bạn sẽ nghe được âm guitar không còn sạch – đó là một distortion độc đáo và quy trình tạo ra cũng không kém phần độc đáo.
Nhưng tôi đang nói vượt timeline rồi, chúng ta hãy quay về năm 1960.
Những năm ’60
Năm 1960, ở một studio thu âm tại Nashville, nghệ sĩ country Marty Robbins thu bài “Don’t Worry”. Bassist Grady Martin cắm tic-tac bass vào mixer thì kênh này bị lỗi, bỗng nhiên phát ra âm fuzz/distortion (bài “Don’t Worry” – bạn có thể tìm trên YouTube). Từ một bản pop country năm 1961, âm thanh guitar đột nhiên nghe “điên rồ”, “méo mó” đến không ai ngờ.
Có những tranh cãi xem có nên giữ đoạn đó lại không, và cuối cùng họ đã giữ. Thậm chí, kỹ sư Glenn Snoddy đã chế một hộp nhỏ để tái tạo âm fuzz đó theo thời gian thực. Nghe đồn rằng bạn anh làm cho Gibson tại Kalamazoo, Michigan đã hỗ trợ anh, và thế là Maestro Fuzz Tone ra đời.
Năm 1962, khoảng hai năm sau “tai nạn” ở Nashville, Maestro Fuzz Tone chính thức lên kệ. Ban đầu, cách quảng bá của họ không “ăn khớp” với guitarist. Họ tung vinyl bảy inch với lời mời gọi kỳ quặc: “Hãy làm cho guitar của bạn nghe như tuba, banjo, cello hay trumpet!” Nhưng chẳng ai muốn guitar của mình thành nhạc cụ khác.
Gibson bán được 5.000 chiếc Maestro Fuzz Tone cho nhà phân phối, nhưng hầu như không có ai mua. Cả năm 1964, họ chỉ bán được 3–5 chiếc – một thất bại kinh khủng.
Cho đến năm 1965, khi Keith Richards dùng pedal này cho đoạn riff “horn section” trong “(I Can’t Get No) Satisfaction”. Anh kể trong tự truyện rằng ban đầu chỉ muốn làm guitar nghe như kèn, nhưng kết quả là ra âm fuzz mà chúng ta biết ngày nay. “Satisfaction” khiến fuzz trở thành cái tên quen thuộc với guitarist và thay đổi cả nền âm nhạc rock.
Cuối năm 1965, “Satisfaction” dẫn đầu các bảng xếp hạng, và mọi guitarist đều muốn chơi fuzz. Ở London, một guitarist tới cửa hàng Macari Brothers với Maestro Fuzz Tone, hỏi nhân viên rằng: “Tốt đấy, hiếm đấy, nó ở Mỹ đấy, nhưng tôi ước gì có thể tweak nó cho có nhiều bass và sustain hơn.” Một kỹ sư tại đó đã đáp lời và tạo ra Tone Bender. Đây là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử distortion: không có Tone Bender, có thể chúng ta sẽ không có Yardbirds, không có Jeff Beck, thậm chí Led Zeppelin cũng không như ngày nay.
Thật khó tin có vũ trụ nào tồn tại mà lại không có Tone Bender.
Năm 1966, thế giới fuzz lại chào đón một pedal khác, và đó là lựa chọn của Jimi Hendrix: Dallas Arbiter Fuzz Face. Pedal này dựa trên Tone Bender 1.5, được sản xuất hàng loạt và trở thành một trong những fuzz pedals nổi tiếng nhất lịch sử, một phần vì số lượng lớn, một phần vì nó gắn liền với tên tuổi Jimi Hendrix.
Cuối thập niên 1960, thị trường amp guitar bùng nổ, và fuzz pedals càng ngày càng distortion rõ khi vặn knob lên cao. Guitarist muốn tiếng như vậy, các nhà thiết kế đáp ứng. Năm 1969, Mike Matthews nhờ bạn Bob Meyer giúp sáng chế một sản phẩm mới: một hộp fuzz distortion có tính năng sustainer – đó chính là Big Muff bản đầu tiên.
Đây là cột mốc vì đó là một trong những thiết bị guitar đầu tiên quảng bá mình là “distortion”. Trước đó, chẳng ai dám khoe sản phẩm mình nghe như hỏng hóc. Nhưng với Big Muff, distortion không còn là lỗi – nó là một âm sắc thô ráp, mang tính biểu tượng mà guitarists không thể cưỡng lại, và đó là món đồ ai cũng muốn có.
Tôi đã tách bài viết này thành hai phần cho gọn, nên hãy tiếp tục đọc để khám phá chi tiết lịch sử distortion từ những năm ’70 đến nay.
Trong khi chờ đợi, bạn có thể bật “Satisfaction,” “You Really Got Me,” và “How Many More Years” để tận hưởng âm thanh distortion nguyên thủy.
Party on, dudes!
Lịch Sử Hiệu Ứng Distortion - Phần 2
Reference source